Quy trình marketing là gì?
Quy trình marketing là một loạt các hoạt động nghiên cứu sản phẩm, thị trường, lên chiến lược để quảng bá sản phẩm giúp tiếp cận được khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Mục tiêu của quy trình này là thu hút, giữ chân và tăng giá trị cho khách hàng thông qua việc hiểu rõ nhu cầu của họ, từ đó xây dựng chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và phát triển thương hiệu.
Tại sao cần quy trình marketing?
Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng khốc liệt, quy trình marketing là yếu tố không thể thiếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Một quy trình hiệu quả giúp doanh nghiệp không chỉ nắm bắt được nhu cầu của thị trường, mà còn tận dụng tối đa các nguồn lực để tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Theo Philip Kotler, cha đẻ của marketing hiện đại: “Marketing không chỉ là việc bán hàng, mà là nghệ thuật khám phá, tạo ra và mang lại giá trị để thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu với lợi nhuận.” Vì vậy, quy trình marketing đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp.
Các bước cơ bản trong quy trình marketing
Nghiên cứu thị trường: Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong quy trình marketing. Doanh nghiệp cần phân tích và tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu, đồng thời nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường để xác định vị trí sản phẩm.
Xác định thị trường mục tiêu: Sau khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu dựa trên các yếu tố như nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, thu nhập), hành vi tiêu dùng, sở thích, v.v.
Định vị sản phẩm: Định vị sản phẩm là cách doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh và giá trị khác biệt cho sản phẩm trong tâm trí khách hàng so với đối thủ. Đây là bước quan trọng giúp sản phẩm nổi bật trên thị trường.
Phát triển chiến lược marketing mix (4P):
Chiến lược marketing mix thường xoay quanh 4 yếu tố cơ bản, còn được gọi là mô hình 4P:
-
Product (Sản phẩm): Thiết kế, phát triển sản phẩm, đưa người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm qua việc tiếp thị và cho dùng mẫu thử.
-
Price (Giá): Xác định mức giá hợp lý dựa trên hành vi người tiêu dùng và thị trường mục tiêu.
-
Place (Kênh phân phối): Lựa chọn kênh phân phối phù hợp dựa trên đối tượng mục tiêu muốn hướng tới để đưa sản phẩm đến khách hàng.
-
Promotion (Quảng bá): Sử dụng các hoạt động truyền thông, quảng cáo để giới thiệu sản phẩm và kích thích nhu cầu mua sắm.
Thời nay, các hoạt động tiếp thị được phát triển hơn nên các phương pháp tiếp cận cũng ngày ngày mở rộng. Chính vì thế mà mô hình marketing 7P được hình thành, dựa trên 4 yếu tố của 4P, marketing 7P mở rộng thêm bao gồm People, Process và Physical Evidence.
-
People (con người): những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia các hoạt động của kinh doanh của doanh nghiệp như: nhân viên, khách hàng, đối tác,…
-
Process (Quy trình): muốn doanh nghiệp bạn phát triển bền vững cần phải có một quy trình cụ thể, càng cụ thể rành mạch thì nhân viên sẽ thực hiện suôn sẻ hơn. VD: quy trình chăm sóc khách hàng, quy trình đặt hàng, quy trình thanh toán,…
-
Physical Evidence (Cơ sở vật chất): là những yếu tố mà khách hàng có thể nhìn, nghe, cảm nhận,…khi trải nghiệm sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Ví dụ: trang phục, không gian cửa hàng, cách cư xử của nhân viên, hình ảnh, thương hiệu,….
Thực hiện chiến lược marketing: Ở giai đoạn này, doanh nghiệp triển khai các chiến dịch quảng bá sản phẩm/dịch vụ dựa trên kế hoạch đã đề ra. Điều này có thể bao gồm quảng cáo trên các kênh truyền thông như: báo chí, tổ chức sự kiện, các kênh truyền hình TV,…. Hoặc kênh truyền thông đang dược ưa chuộng rộng rãi nhất hiện nay là các trang social media như: facebook, tiktok, intargam,…
Đo lường và đánh giá hiệu quả: Sau khi thực hiện các chiến dịch, doanh nghiệp cần theo dõi và đo lường hiệu quả của từng hoạt động marketing thông qua các chỉ số như doanh số, tỷ lệ chuyển đổi, nhận diện thương hiệu. Từ đó, điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch bạn hãy sử dụng các tool đo lường để thấy được các chỉ số quan trọng như: Google Analytics (chỉ số truy cập, tỉ lệ thoát, tỉ lệ chuyển đổi); Google Ads (tỷ lệ nhấp chuột, chi phí trên mỗi chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi); Google Search Console (từ khóa có lượng truy cập lớn,tỷ lệ nhấp chuột, số lần hiển thị),.v.v..
Khi nào nên áp dụng quy trình marketing?
Quy trình marketing nên được áp dụng ngay từ khi doanh nghiệp bắt đầu tiếp cận thị trường và trong suốt quá trình phát triển của mình. Chẳng hạn như khi doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, việc xây dựng và thực hiện quy trình marketing là điều vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, định vị sản phẩm và thiết lập các chiến lược marketing mix để tạo nên chiến dịch quảng bá hiệu quả. Quy trình marketing sẽ giúp sản phẩm tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng, tạo ấn tượng tốt và tối ưu hóa tỷ lệ mua hàng ngay từ khi ra mắt.
Tùy vào thời điểm cụ thể mà doanh nghiệp sẽ áp dụng quy trình marketing để đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp của mình.
Quy trình marketing có tầm quan trọng như thế nào?
Quy trình marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Một quy trình marketing bài bản và hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng, mà còn gia tăng giá trị thương hiệu, tối ưu nguồn lực và đảm bảo sự phát triển bền vững. Để đạt được những thành công này, doanh nghiệp cần đầu tư vào nghiên cứu thị trường, phát triển chiến lược marketing mix, thực hiện chiến dịch quảng bá phù hợp.
Phát triển doanh nghiệp cùng Philo với quy trình marketing chuyên nghiệp
Philo đã và đang hợp tác với các doanh nghiệp đạt hiệu quả nhờ quy trình marketing tối ưu với mức tăng tưởng bền vững. Một ví dụ điển hình là cửa hàng váy cưới Hoàng Hà Bridal, Philo đã thành công trong việc đưa đến một quy trình marketing hiệu quả. Từ việc nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, định vị khách hàng, phát triển các chiến lược trong marketing,..v..v.. Nhờ chiến lược marketing bài bản và tối ưu, Hoàng Hà Bridal đã tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Với số lượng khách hàng tăng đáng kể, Hoàng Hà Bridal đã ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc và tên tuổi thương hiệu được nổi bật trên thị trường váy cưới.
Quy trình marketing tại Hoàng Hà
—————————
PHILO – Creative Solution Agency
120 Đường 410, Phước Long A, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Email: [email protected]
Hotline: 0908 929 869
Website: philo.com.vn
Facebook: PHILO – Creative Solution Age